Phong cách thiết kế Cổ Điển

Phong cách thiết kế Cổ Điển là kiểu kiến trúc vô cùng sang trọng và đẳng cấp, thích hợp cho những công trình có mặt bằng thi công lớn. Vì được bố trí từ những vật liệu cao cấp và có giá thành đắt đỏ nên phong cách này luôn là sự lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho những gia chủ thuộc giới thượng lưu và ưa thích một không gian sống xa hoa, mỹ miều. Cùng tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích có liên quan đến phong cách thiết kế Cổ Điển ngay trong phần tiếp theo của bài viết này. 

NGUỒN GỐC PHONG CÁCH THIẾT KẾ CỔ ĐIỂN

Phong cách thiết kế Cổ Điển là dấu ấn của nền kiến trúc xuất phát từ vùng đất Châu Âu vào những năm thuộc thế kỷ XVII – thế kỷ XIX. Đây được xem là một mô hình kiến trúc đặc sắc được thiết kế dành cho các tầng lớp quý tộc và vua chúa thời xưa. Kiến trúc thiết kế của các công trình mang phong cách Cổ Điển luôn phải tuân theo những nguyên tắc khắt khe về sự cân bằng và đối xứng thể hiện trên các đường nét hoa văn.

Mọi người thường biết đến kiểu thiết kế Cổ Điển từ những công trình kiến trúc nổi tiếng tại Châu Âu. Tuy nhiên, bản chất cội nguồn của phong cách thiết kế này lại được hình thành và xuất phát từ những nền văn hóa nghệ thuật độc đáo của vùng đất Hy Lạp và La Mã cổ đại. Dù đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ vào những thế kỹ trước nhưng phong cách thiết kế Cổ Điển vẫn luôn tồn tại theo thời gian và dẫn đầu về xu hướng thiết kế đẳng cấp, khẳng định cho vị thế quyền quý của các gia chủ trong xã hội. 

ĐẶC TRƯNG CỦA KIẾN TRÚC CỔ ĐIỂN

Đặc điểm đầu tiên để nhận biết các công trình mang phong cách Cổ Điển là quy mô xây dựng thường rất lớn và luôn toát lên được vẻ đẹp của sự xa hoa, lộng lẫy. Kiến trúc của các công trình Cổ Điển thường được chạm khắc với những nét phù điêu đồ sộ và hoành tráng. Do đó, quy mô thiết kế cho phong cách này phải thật lớn thì mới lột tả hết được nét đẹp của sự uy nghi, oai vệ.

Một trong những nét đặc trưng cơ bản khác của phong cách thiết kế Cổ Điển là luôn luôn bố trí các hệ thống cột trụ đồ sộ với quy mô lớn, được thiết kế theo dạng Doric, Lonic hoặc Corinth. Qua đó, hướng đến nét đẹp của sự hoàn mỹ và tạo nên một sức hút vượt bật, khiến bất cứ ai khi nhìn thấy đều phải có cảm giác choáng ngợp trước hào quang mà nó toả ra. 

Kiến trúc của phong cách thiết kế Cổ Điển luôn hướng đến sự chỉnh chu và hoàn hảo trong từng đường nét và chi tiết hoa văn. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên thường được áp dụng để thiết kế cho các công trình Cổ Điển là phải đảm bảo được yếu tố cân bằng và đối xứng. Muốn thỏa mãn được 2 yếu tố này thì các kiến trúc sư thường sẽ lấy một trục chính đặt ở giữa và thiết kế ngoại thất cho 2 bên giống nhau. Từ đó, mang đến một kiến trúc hài hòa và đặc sắc về mặt không gian. Tuy nhiên, phong cách thiết kế Cổ Điển hoàn toàn không ép buộc đồ đạc bố trí cho 2 bên phải giống nhau hoàn toàn.

Yếu tố được chú trọng nhiều nhất của phong cách thiết kế Cổ Điển là tất cả mọi đường nét kiến trúc thể hiện trên công trình đều phải được chạm khắc một cách cầu kỳ và tỉ mỉ từ hệ thống cột trục, các đường phào chỉ cho đến những nét phù điêu đặc sắc. Có một điều chắc chắn về kiến trúc ngoại thất của phong cách thiết kế Cổ Điển là chúng ta hoàn toàn không thể nào bắt gặp những đường nét vuông vức, phóng khoáng hay phá cách được trà trộn và các công trình này. Thay vào đó, hoạ tiết được sử dụng chủ yếu sẽ là những đường cong uốn lượn mềm mại hay bo tròn tính tế để mang đến vẻ đẹp sang trọng, quý phái.

Màu sắc được sử dụng để thiết kế cho các công trình Cổ Điển luôn phải đảm bảo được yếu tố hài hoà và nổi bật giữa không gian. Thông thường, các công trình thiết kế Cổ Điển sẽ ưu tiên sử dụng những tông màu sáng hoặc màu trầm, ví dụ như: trắng, vàng, kem, nâu, … để toát lên sự quyền quý và bí ẩn cho không gian. Các chi tiết chạm trổ hoặc bo viền thể hiện trên kiến trúc Cổ Điển thường được làm từ những kim loại có ánh vàng để mang đến sự lung linh và lộng lẫy cho ngoại thất công trình.

Thay vì sử dụng những loại mái ngói hoặc mái tôn có thiết kế đơn giản, bình thường thì công trình mang phong cách Cổ Điển lại lựa chọn các loại mái có kiểu dáng ấn tượng và  đặc sắc để tạo nên điểm nhấn cho không gian. Kiến trúc phần mái thường được sử dụng để thiết kế cho các công trình Cổ Điển là: mái Mansard, mái vòm hoặc mái nón hình chóp.

  • Đặc điểm của mái Mansard Cổ Điển

Mansard là một kiểu kiến trúc mái thường được sử dụng phổ biến cho phong cách thiết kế Cổ Điển. Các mẫu mái Mansard luôn được chế tác dựa trên nguồn cảm hứng đặc biệt của nền văn hoá Pháp. Từ đó, tạo nên sự lộng lẫy và uy nghi cho ngoại thất của công trình. Kết cấu của các mẫu mái Mansard thường được chia làm 2 phía, mỗi phía sẽ lại có 2 phần với những độ dốc khác nhau. Hệ thống mái Mansard sẽ được lắp đặt theo dạng hình thang và có kết cấu tương đối chắc chắn để đảm bảo cho sự an toàn và thẩm mỹ trường tồn cùng thời gian.

Chất liệu được sử dụng để thiết lập hệ thống mái Mansard thường được làm từ các loại đá cao cấp, ví dụ như: đá phiến hoặc đá Slate Lai Châu. Bên cạnh đó, việc tận dụng phần chóp nhọn của mái để bố trí thêm các hệ thống phào chỉ đặc sắc sẽ góp phần tăng thêm nét nghệ thuật và đẳng cấp cho không gian.

  • Đặc điểm của mái vòm Cổ Điển

Mái vòm là kiểu kiến trúc được thiết kế theo dạng hình bán nguyệt và có lịch sử phát triển lâu đời. Đây được xem là chi tiết trang trí có thiết kế cầu kỳ và đắt giá nhất của một công trình mang phong cách Cổ  Điển.Đặc biệt, các mẫu thiết kế mái vòm Cổ Điển còn được xem là biểu tượng thời hoàng kim của vùng đất Châu Âu cổ kính.

Đa số các mẫu mái vòm mang phong cách Cổ Điển đều được thiết kế dựa trên kiểu dáng của những tòa lâu đài trong cổ tích. Các chi tiết được sử dụng để thiết kế cho mái vòm mang phong cách Cổ Điển thường là những vòm nôi, vòm bán cầu hoặc cuốn cửa trụ. Hình dáng của các mẫu mái vòm Cổ Điển luôn cải tiến và phát triển không ngừng theo thời gian. Tuy nhiên, chúng vẫn đảm bảo được giá trị cốt lõi về nét đẹp của sự quyền lực và lộng lẫy. 

  • Đặc điểm của mái nón hình chóp Cổ Điển

Mái nón hình chóp là một kiểu thiết kế có nguồn gốc từ kiến trúc Gothic cổ và đã tồn tại khá lâu trên thị trường. Đặc trưng tiêu biểu của các mẫu thiết kế mái nón hình chóp mang phong cách Cổ Điển là chiều dài kiến trúc luôn được thiết kế lớn hơn nhiều so với chiều rộng của kiến trúc. Phần chóp của các mẫu mái nón thường sẽ được thiết kế vút cao lên bầu trời và hùng vĩ như những tòa lâu đài lãng mạn mà tưởng chừng chỉ xuất hiện trong các câu chuyện cổ tích.

Nếu bố trí hệ thống mái chóp nhọn với nhiều kích thước khác nhau và đặt đan xen trong cùng một công trình thì kiến trúc ngôi nhà sẽ toát lên được vẻ đẹp của sự vương giả, kiêu sa. Ngoài ra, việc sử dụng những thanh kim loại nhọn cao để bố trí cho đỉnh mái cũng sẽ góp phần tạo nên sự uy nghi cho công trình Cổ Điển.

Những chiếc cửa kính có thiết kế hình bán nguyệt vuông là chi tiết rất hay bắt gặp ở các mẫu thiết kế công trình Cổ Điển. Đường nét của các khung cửa này được chế tác theo kiểu dáng của người La Mã cổ đại, tạo nên một hiệu ứng độc đáo và lạ mắt cho những người xung quanh. Sự mềm mại thể hiện trên các đường cong của khung cửa là một dấu ấn riêng biệt để làm nên nét nổi bật của phong cách thiết kế Cổ Điển, xóa bỏ đi sự nhàm chán và quen thuộc của các mẫu cửa vuông hư chữ nhật thường thấy. 

Ngoài ra, những chiếc cửa kính trong suốt có hình bán nguyệt vuông còn được xem là một yếu tố trang trí để mang đến sự hấp dẫn trong không gian, giúp thu hút mọi ánh nhìn từ những người xung quanh. Đặc biệt, đây còn là yếu tố để mang đến sự thông thoáng và rộng cho không gian. Hầu hết các mẫu cửa sổ có thiết kế dạng bán nguyệt vuông đều được sản xuất theo những tiêu chuẩn đặc biệt để đảm bảo cho tính thẩm mỹ tuyệt đối của kiến trúc ngoại thất Cổ Điển.

ĐẶC TRƯNG CỦA NỘI THẤT CỔ ĐIỂN

Không giống như những phong cách khác, các món đồ nội thất được sử dụng cho phong cách thiết kế Cổ Điển thường sẽ ưu tiên về mặt giá trị tinh thần nhiều hơn là công năng sử dụng. Họa tiết thể hiện trên các món đồ nội thất Cổ Điển đều được chế tác vô cùng cầu kỳ với những nét chạm khắc tinh xảo và mang đậm đẳng cấp của sự quý tộc. Kích thước của các món đồ nội thất sử dụng trong phong cách Cổ Điển thường khá lớn và quy mô có phần hơi đồ sộ. 

Nội thất được sử dụng để bố trí cho các công trình mang phong cách Cổ Điển thường là những bộ sofa có thiết kế sang trọng, những chiếc đèn chùm đặc sắc và các đường phù điêu, phào chỉ tinh tế, sang trọng. 

Đặc trưng của những bộ nội thất bàn ghế được sử dụng trong phong cách thiết kế Cổ Điển luôn ưu tiên phần viền có đường nét cầu kỳ nhưng không hề góc cạnh. Mỗi một món đồ nội thất được trang bị đều hướng đến sự thoải mái và dễ chịu cho người ở. Một ưu điểm lớn nhất để tạo nên sự sang trọng cho kiến trúc nội thất Cổ Điển là tất cả các họa tiết hoa văn đều được làm thủ công và mang giá trị nghệ thuật cao.

Các vật liệu được sử dụng trong phong cách thiết kế Cổ Điển đa phần đều thuộc hàng cao cấp và có giá thành đắt đỏ. Đặc trưng của vật liệu nội thất mang phong cách Cổ Điển thường phảng phất hình ảnh và dáng dấp của những thập kỷ trước với những chất liệu được làm từ gỗ, đá hoa cương, da lộn, vải nỉ, …. Vật liệu được sử dụng cho phong cách thiết kế Cổ Điển luôn được chế tác một cách cầu kỳ để mang đến độ sáng bóng, lộng lẫy.

Ngoài những vật liệu mang tính đồ sộ và bề thế cao thì nội thất của phong cách Cổ Điển cũng ưu tiên sử dụng các chất liệu mang tính mềm mại như vải dệt cotton hoặc vải dệt dạng sợi. Riêng đối với các chi tiết rèm cửa thì chất liệu được ưu tiên sử dụng thường sẽ là nhung hoặc gấm hoa, … để tạo nên sự duyên dáng và ấm cúng cho không gian.

Một số chất liệu nội thất có giá trị cao cấp khác như: đá pha lê, đá granite hay đá cẩm thạch, … cũng thường được ưu tiên sử dụng trong phong cách thiết kế Cổ Điển để tăng thêm sự xa hoa và lộng lẫy cho không gian.

Những chi tiết trang trí cho phong cách thiết kế Cổ Điển thường ưu tiên sử dụng những nội thất hoặc phụ kiện có đường nét cầu kỳ và trau chuốt để tăng thêm tính nổi bật cho không gian của các căn phòng. Thông thường, các kiến trúc sư sẽ sẽ tận dụng những đường gờ hoặc đường phào chỉ chạy dọc trần nhà, sàn nhà và vách tường để tăng thêm nét độc đáo cho kiến trúc nội thất không gian. Ngoài ra, cách bố trí không gian và sắp xếp các món đồ nội thất mang phong cách thiết kế Cổ Điển cũng phải đảm bảo được sự quy ước về thị giác để tăng thêm tính hoàn mỹ cho nội thất công trình.

Đa phần các màu sắc được sử dụng để trang trí cho nội thất công trình Cổ Điển thường sẽ mang tính chất thiên nhiên cao. Hai tông màu trắng và vàng thường sẽ được ưu tiên sử dụng nhiều nhất trong phong cách thiết kế này, nhằm mang đến hiệu ứng lộng lẫy và nổi bật cho không gian. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể lựa chọn một số màu sắc khác có hiệu ứng tương tự để phối hợp trang trí cho không gian Cổ Điển, ví dụ như: màu nâu, màu kem, màu gỗ, ….

Trong bất cứ một phong cách thiết kế nào, dù là Cổ Điển, Tân Cổ Điển hay Hiện Đại thì yếu tố về màu sắc vẫn luôn phải được ưu tiên và chú trọng hàng đầu. Các tông màu ánh sáng thường được sử dụng để bố trí cho nội thất công trình Cổ Điển thường hướng đến cảm giác ấm cúng và sang trọng, ví dụ như: vàng nóng, cam nhẹ hoặc trắng. Hệ thống bố trí ánh sáng cho không gian thiết kế Cổ Điển thường sử dụng những loại đèn chùm có thiết kế lộng lẫy và kết hợp với một số bóng đèn âm trần để bổ sung cho độ sáng của không. Qua đó, tạo nên sự tươi sáng, lộng lẫy và thời thượng cho không gian.

Ý TƯỞNG THIẾT KẾ KHÔNG GIAN NỘI THẤT MANG PHONG CÁCH CỔ ĐIỂN

Vì có chi phí thực hiện khá cao nên phong cách thiết kế Cổ Điển thường chỉ được thực hiện cho một số mẫu thiết kế biệt thự hay căn hộ cao cấp. Để tôn lên toàn vẹn những nét đẹp sang trọng và đẳng cấp nhất cho kiến trúc thiết kế Cổ Điển thì không gian thực hiện phải đảm bảo được độ thoáng rộng lớn. Đồng thời, mọi kiến trúc được thực hiện cho phong cách thiết kế Cổ Điển cũng cần phải phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng không gian.

Phòng khách được xem là khu vực có vai trò quan trọng để thể hiện cho bộ mặt kiến trúc của ngôi nhà. Do đó, không gian này cần được thiết kế từ những kiến trúc đặc sắc nhất và phải được quan tâm, chăm chút kỹ càng đến từng centimet. Tông nền được sử dụng nhiều nhất cho các mẫu phòng khách mang phong cách Cổ Điển thường là trắng hoặc vàng để tạo nên cảm giác sang trọng và quý phái cho không gian.

Nội thất được sử dụng để bố trí cho khu vực phòng khách phải đảm bảo được yếu tố sang chảnh và thể hiện đúng tính chất của phong cách thiết kế Cổ Điển. Những bộ bàn ghế hoặc sofa được sử dụng để bố trí cho phong cách này thường phải đáp ứng tốt tính cầu kỳ thể hiện trên đường nét của thành ghế và chân ghế. Hơn nữa, phòng khách của những công trình mang thiết kế Cổ Điển còn tận dụng thêm các loại kệ tivi có màu sắc nổi bật làm từ chất liệu đá hoa cương, đặt giữa hai hàng cột đối xứng để tạo nên tính cân bằng cho nội thất và sự xa hoa, lộng lẫy cho không gian.

Họa tiết trang trí thể hiện trên trần và sàn của các công trình thiết kế Cổ Điển luôn phải thỏa mãn được yếu tố cân bằng và đối xứng. Ngoài ra, phong cách này cũng thường ưu tiên sử dụng các loại đèn chùm có kiểu dáng độc đáo và ấn tượng, mang hơi hướng của kiến trúc lâu đài trung cổ để bố trí cho khu vực phòng khách. Qua đó, toát lên một vẻ đẹp quý tộc và thể hiện cho đẳng cấp của chủ nhân ngôi nhà. 

Quá trình thiết kế phòng bếp mang phong cách Cổ Điển không chỉ đòi hỏi cao về yếu tố thông thoáng và rộng rãi trong không gian mà còn phải đảm bảo được sự tiện nghi, tiện lợi cho gia chủ. Phong cách bố trí nội thất cho khu vực phòng bếp cần đảm bảo yếu tố cân bằng về màu sắc và phải khơi gợi được cảm hứng nấu ăn cho các nữ gia chủ. Chất liệu nội thất được dùng nhiều nhất cho các mẫu thiết kế phòng bếp Cổ Điển là gỗ tự nhiên kết hợp với gam màu nâu sáng để toát lên sự cuốn hút và ấn tượng cho không gian. Ngoài ra, việc tận dụng thêm các đường phào chỉ hoặc hệ thống đèn chùm để trang trí cho nội thất phòng bếp cũng góp phần tăng thêm sự bắt mắt cho không gian trổ tài của các nữ gia chủ.

Đặc trưng cơ bản của nội thất phòng ngủ Cổ Điển là luôn sở hữu nét đẹp của sự sang trọng và tính tế. Màu sắc được sử dụng phổ biến cho các căn phòng ngủ Cổ Điển thường mang hơi thở của sự quý tộc và giàu có. Thông thường, các kiến trúc sư sẽ ưu tiên kết hợp những tông màu vàng - trắng hoặc vàng - nâu lại với nhau để tôn lên nét đẹp đẳng cấp cho không gian phòng ngủ. Ngoài ra, việc tận dụng những tông màu nổi bật như: tím sáng hoặc đỏ đô cũng được nhiều kiến trúc sư lựa chọn để tạo nên các điểm nhấn ấn tượng cho kiến trúc nội thất phòng ngủ.

Nội thất được sử dụng cho các phòng ngủ mang phong cách thiết kế Cổ Điển cần phải được bố trí đầy đủ các công năng cần thiết để hỗ trợ tối đa cho các nhu cầu sử dụng của người ở, bao gồm: giường ngủ, bàn trang điểm, thảm trải sàn, đèn chiếu sáng và rèm cửa. Ngoài ra, để tăng thêm tính thẩm mỹ và đẳng cấp cho nội thất phòng ngủ thì các kiến trúc sư thường sẽ ưu tiên sử dụng những họa tiết nghệ thuật độc đáo thể hiện trên các bức tranh treo tường hoặc đèn chùm pha lê.

Bố cục sắp xếp nội thất cho phòng ngủ mang phong cách Cổ Điển luôn hướng đến sự ngăn nắp, gọn gàng và thỏa mãn tính cân bằng cao trong từng đường nét kiến trúc và họa tiết hoa văn. Các món đồ nội thất Cổ Điển thường được thiết kế với kích thước khá to và cồng kềnh. Do đó, việc lựa chọn nội thất để bố trí cho không gian này cần phải có chiều cao và độ rộng phù hợp để không gây cảm giác bí bách hay ngột ngạt làm ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ.

Để thỏa mãn sự tiện nghi và đáp ứng tốt cho mọi nhu cầu sinh hoạt của gia chủ thì nội thất phòng tắm mang thiết kế Cổ Điển cần phải được trang bị đầy đủ các nội thất có công năng phục vụ khác nhau. Cách bài trí nội thất và phụ kiện trang trí trong phòng tắm mang phong cách Cổ Điển luôn đòi hỏi cao về giá trị nghệ thuật và cần phải thỏa mãn được tính cân đối trong từng đường nét và chi tiết hoa văn. Ngoài ra, việc sử dụng các hệ thống đường phào kết hợp với những chiếc đèn quý tộc bắt mắt sẽ góp phần tôn lên nền kiến trúc đặc sắc của phong cách Cổ Điển.

Các mẫu thiết kế phòng thờ mang phong cách Cổ Điển thường mang đậm nét kiến trúc của nền văn hóa truyền thống. Phòng thờ được xem là một khu vực trang nghiêm và luôn đòi hỏi cao về yếu tố uy nghi, trang trọng. Do đó, kiến trúc được sử dụng để thiết kế cho không gian này phải lột tả được hết được vẻ đẹp của sự cung kính, thiêng liêng. Họa tiết nội thất được chạm khắc trong các mẫu thiết kế phòng thờ Cổ Điển thường có tính cân đối hoàn hảo và mang đậm hơi thở của phong cách nghệ thuật độc đáo. Mọi chi tiết thiết kế thể hiện trên đường nét hoa văn nội thất thường sẽ được chạm khắc tinh xảo đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. Tông màu chủ đạo phổ biến khi thiết kế nội thất cho các căn phòng thờ Cổ Điển luôn là sắc nâu trầm. Chất liệu nội thất được sử dụng chủ yếu cho không gian này thường được làm từ gỗ cao cấp. Qua đó, tạo nên sự cung kính, tôn trọng và cảm giác trang nghiêm với tổ tiên và các đấng bề trên.

LỜI KẾT

Có thể nói, phong cách thiết kế Cổ Điển là kiểu kiến trúc phù hợp nhất dành cho những gia chủ luôn muốn sống trong một không gian sang trọng và đẳng cấp. Đồng thời, đây cũng là phong cách thiết kế thích hợp dành cho những ai muốn khẳng định vị thế và giá trị của bản thân trong xã hội. 

Tại LAMILAN, các công trình thiết kế mang phong cách Cổ Điển luôn được thực hiện bởi đội ngũ kiến trúc sư có trình độ chuyên môn và trình độc cao. Do đó, gia chủ hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn LAMILAN để làm đơn vị thiết kế thi công cho các công trình nội ngoại thất Cổ Điển. Mọi chi tiết thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900 8953 - 0946 992 333 hoặc ghé trực tiếp địa chỉ: 315 Lũy Bán Bích, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: 315 Lũy Bán Bích, Phường Hiệp Tân,

Quận Tân Phú,Thành phố Hồ Chí Minh.

Giấy phép ĐKKD: 0316355016

Điện thoại: 19008953 - 0946 992 333

Email: info@lamilandesign.com

Website: www.lamilandesign.com


Lamilan
Kiến Thức Thiết Kế